Breaking News

Quy trình sơn nhà đơn giản, đúng kỹ thuật

Tuy việc tuân thủ nghiêm ngặt các kỹ thuật sơn tường gây tốn nhiều thời gian, nhưng đổi lại ngôi nhà của bạn sẽ được bảo vệ kiên cố hơn, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho màu sơn nhà.

Các bước sơn nhà cơ bản, đúng kỹ thuật

Quy trình sơn nhà đơn giản, đúng kỹ thuật- Ảnh 1.

Sơn nhà chuẩn kỹ thuật.

Theo quy trình chuẩn sơn nhà, việc thi công sơn sẽ bắt đầu từ công đoạn sơn từ ngoài vào trong, từ trên xuống, tiến hành sơn ở những khu vực khó rồi mới đến những khu vực dễ hơn. Sau đây, là 6 bước sơn nhà cơ bản đúng kỹ thuật mà bạn cần biết, để ứng dụng cho ngôi nhà của mình:
1. Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sơn

Quy trình sơn nhà đơn giản, đúng kỹ thuật- Ảnh 2.

Dùng giấy ráp để mặt tường trơn nhẵn.


Sau khi chờ đợi toàn bộ bề mặt tường đã khô hoàn toàn, bạn nên thực hiện các công đoạn sau đây:

- Dùng giấy ráp để làm phẳng, mịn mặt tường, loại bỏ phần cát thừa trên bề mặt tường vì dễ làm ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn.

- Sử dụng khăn sạch, máy nén khí để thấm nước mặt tường.

- Nếu nhận thấy mặt tường quá khô, bạn có thể làm ẩm tường bằng việc dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch. Chú ý, không nên lăn quá nhiều nước.

2. Bước 2: Thi công chống thấm

Với công đoạn chống thấm, bạn cần thực hiện sơn cả bên trong và bên ngoài bức tường nhằm tăng cường lớp bảo vệ và khả năng chống thấm vượt trội cho công trình khỏi các tác nhân từ môi trường bên ngoài, như: Mưa, ẩm, nắng nóng, gió bão... Đồng thời, giúp cho công trình luôn bền đẹp theo thời gian.


Quy trình sơn nhà đơn giản, đúng kỹ thuật- Ảnh 3.

Tiến hành thi công sơn chống thấm.


Việc thi công sơn chống thấm sẽ trải qua hai giai đoạn sơn. Lớp sơn thứ nhất, cần trộn sơn chống thấm với xi măng theo tỷ lệ 1:1, lớp sơn thứ 2 cũng thực hiện giống với lớp đầu.

Sau khi hoàn thành xong, cần kiểm tra kỹ để đảm bảo lớp sơn được phủ đều trên bề mặt, không xuất hiện các vết, bị lệch màu giữa các lớp sơn.

3. Bước 3: Thi công bột bả

Quy trình sơn nhà đơn giản, đúng kỹ thuật- Ảnh 4.

Thực hiện trét bột bả cho tường.


Việc thi công bột bả có tác dụng để che khe nứt, khuyết điểm, tái tạo lại bề mặt tường trở nên bằng phẳng hơn. Đồng thời, bạn nên chú ý không nét trét bột bả dày quá 2 mm.

4. Bước 4: Thi công sơn lót kháng kiềm

Công dụng chính của lớp sơn lót chống kiềm chính là trung hòa tính kiềm, bảo vệ lớp sơn phủ cho ngôi nhà luôn bền đẹp.

Nếu không thi công sơn lót cho ngôi nhà, sẽ dễ làm phá vỡ cấu trúc bề mặt tường, khiến cho màng sơn tường bong tróc, lớp sơn bị bay màu, xuống cấp.

Tùy theo điều kiện tài chính của gia chủ có thể thi công 1 - 2 lớp sơn lót chống kiềm. Tuy nhiên, nên lưu ý mỗi lớp sơn cần phải cách nhau 2 giờ để bề mặt tường khô ráo hoàn toàn.

5. Bước 5: Sơn lớp phủ hoàn thiện

Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện quy trình sơn nhà chính là lớp sơn phủ. Với quy trình này, bạn sẽ phải thực hiện hai lần:

Sơn phủ lớp 1:

- Sau khi lớp sơn lót đã khô, bạn có thể thực hiện sơn phủ lần thứ nhất.

- Tùy theo tình trạng bề mặt sơn mà bạn có thể lựa chọn các dụng cụ hỗ trợ quá trình sơn, như: Rulo, máy phun sơn, chổi quét...

- Trước khi tiến hành thi công, cần pha loãng sơn phủ theo tỷ lệ 5 - 10% cùng nước sạch nhằm đạt được độ phủ tối đa, thi công sơn trở nên dễ dàng hơn.

Sơn phủ lớp 2:

- Thực hiện sơn hoàn thiện lần cuối sau khi hoàn thành lớp sơn thứ nhất sau 2 tiếng.

- Sau khi hoàn thành, nên sử dụng bóng điện để chiếu rọi vào tường để quan sát rõ lớp sơn phủ. Nếu nhận thất lớp sơn phủ đều, không xảy ra tình trạng 2 màu, hay có vết, bề mặt tường sáng bóng thì được coi là lớp sơn đạt chuẩn kỹ thuật.

No comments